Nắm rõ tần số UHF và VHF là gì cùng những điểm khác biệt giữa chúng sẽ giúp bạn dễ dàng chọn được bộ đàm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng. Hãy cùng HHN TECH khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

1. Tần số UHF và VHF là gì?

1.1. Tần số UHF

UHF là viết tắt của Ultra High Frequency (tần số siêu cao), đề cập đến dải tần số từ 300 MHz đến 3 GHz. UHF có bước sóng ngắn hơn và tần số cao hơn, nhờ đó khả năng phản xạ xung quanh các chướng ngại vật như tòa nhà, cây cối và tường hiệu quả hơn.

Tần số UHF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm phát sóng, bộ đàm 2 chiều, truyền dữ liệu và nhiều ứng dụng khác. Cụ thể:

Bộ đàm 2 chiều: Băng tần UHF được ứng dụng rộng rãi trong các bộ đàm 2 chiều, đặc biệt là trong các môi trường yêu cầu truyền dẫn tầm ngắn đến tầm trung.

Micro không dây và hệ thống âm thanh: Phổ tần UHF là lựa chọn ưu tiên cho micro không dây nhờ khả năng truyền tín hiệu âm thanh có độ trung thực cao với độ nhiễu tối thiểu. Thêm nữa, các kênh khả dụng trong dải tần của UHF cho phép nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc, giảm đáng kể nguy cơ nhiễu giữa các thiết bị và đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Công nghệ RFID: Tần số UHF đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống RFID (Radio Frequency Identification – nhận dạng qua tần số vô tuyến), cho phép thẻ RFID và đầu đọc đạt được tốc độ truyền dữ liệu vượt trội.

Truyền thông vệ tinh: Tín hiệu UHF cho phép truyền và nhận hiệu quả bằng cách sử dụng các hệ thống anten nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống điều khiển từ xa: Tần số UHF đã trở thành tiêu chuẩn cho các ứng dụng và thiết bị điều khiển từ xa như máy bay không người lái,… Phạm vi truyền dẫn mở rộng mà tín hiệu UHF mang lại đảm bảo khả năng điều khiển các thiết bị này chính xác.

UHF đề cập đến dải tần số từ 300 MHz đến 3 GHz (Nguồn: aircomm)
UHF đề cập đến dải tần số từ 300 MHz đến 3 GHz (Nguồn: aircomm)

1.2. Tần số VHF

Mặt khác, VHF là viết tắt của Very High Frequency, đề cập đến dải tần số từ 30 MHz đến 300 MHz. VHF có bước sóng dài hơn và tần số thấp hơn so với UHF. Tín hiệu VHF có thể truyền đi xa hơn ở những khu vực mở và ít có khả năng bị suy hao bởi các chướng ngại vật.

Sóng VHF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

Bộ đàm 2 chiều: Các đơn vị ứng phó khẩn cấp, cơ sở phòng cháy chữa cháy,…phụ thuộc rất nhiều vào tần số VHF cho nhu cầu liên lạc của họ. Ngành hàng hải cũng sử dụng hệ thống bộ đàm VHF để liên lạc giữa các tàu thuyền.

Phát thanh truyền hình: Băng tần VHF trước đây là phương tiện chính để phát sóng truyền hình analog trước khi truyền hình kỹ thuật số xuất hiện. Các kênh từ 2 đến 13 (54-216 MHz) thường được chỉ định để phát sóng truyền hình trên toàn cầu.

Hệ thống kiểm soát không lưu (Air Traffic Control – ATC): Ngành hàng không phụ thuộc vào hệ thống vô tuyến VHF để liên lạc giữa các bộ phận kiểm soát mặt đất, phi hành đoàn và nhân viên hỗ trợ. Các tần số này đảm bảo giao tiếp và liên lạc tầm xa tin cậy, thiết yếu cho an toàn hàng không.

Phát thanh sóng FM: Các trạm phát sóng FM sử dụng tần số băng tần VHF để truyền tải nội dung âm thanh có độ trung thực cao. Hầu hết các máy thu FM hoạt động trong phạm vi tần số 88-108 MHz.

2. So sánh tần số bộ đàm UHF và VHF

Như HHN TECH đã chia sẻ ở trên, các tần số bộ đàm UHF và VHF có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi hoạt động, khả năng xuyên vật cản và mức độ nhiễu tín hiệu. Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa tần số bộ đàm UHF và VHF:

Tiêu chíUHFVHF
Dải tần số300 MHz – 3 GHz30 MHz – 300 MHz
Phạm vi hoạt độngNgắn hơn, nhưng tín hiệu mạnh hơnXa hơn, nhưng tín hiệu yếu hơn
Khả năng xuyên vật cảnTốt hơn (có khả năng xuyên qua các chướng ngại vật)Kém hơn, dễ bị chặn bởi vật cản
Mức độ nhiễu tín hiệuCao hơn do nhiều thiết bị khác cùng sử dụng UHFÍt bị nhiễu hơn
Môi trườngLý tưởng cho môi trường trong nhàLý tưởng cho môi trường ngoài trời
Ứng dụngBộ đàm, truyền hình kỹ thuật số, Wifi, hệ thống di độngPhát thanh FM, hàng không, truyền hình analog
Các tần số bộ đàm UHF và VHF có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi hoạt động (Nguồn: Hytera)
Các tần số bộ đàm UHF và VHF có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi hoạt động (Nguồn: Hytera)

3. Nên chọn bộ đàm UHF hay VHF?

3.1. Ưu và nhược điểm của bộ đàm UHF

Ưu điểm

Bộ đàm UHF hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong nhà. Tần số cao hơn và bước sóng ngắn hơn của băng tần UHF giúp bộ đàm có thể truyền tín hiệu qua các bức tường dày, thép và bê tông tốt hơn.

Bộ đàm này sử dụng dải tần từ 300 MHz đến 3 GHz, thường được gọi là “tần số cao” so với bộ đàm VHF. Một ưu điểm khác của bộ đàm UHF là anten ngắn hơn nên người dùng có thể dễ dàng mang theo.

Nhược điểm

Sóng UHF ngắn hơn và có phạm vi liên lạc nhỏ hơn, trong bán kính 1km. Để truyền qua khoảng cách xa hơn, người dùng có thể sử dụng trạm chuyển tiếp tín hiệu (repeater). Ngoài ra, do tần số cao hơn nên bộ đàm UHF tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, dẫn đến thời lượng pin ngắn và cần được sạc lại liên tục.

3.2. Ưu điểm của bộ đàm VHF

Ưu điểm

Bộ đàm VHF sử dụng băng tần VHF, với dải tần số từ 30 MHz đến 300 MHz. Khác với bộ đàm UHF, bộ đàm VHF phù hợp hơn khi sử dụng ngoài trời, nơi không có nhiều vật cản. Bước sóng dài hơn của radio VHF phù hợp cho các khu vực mở, khiến bộ đàm này là giải pháp liên lạc lý tưởng tại các lễ hội, công trường xây dựng hoặc trang trại.

Bên cạnh đó, bộ đàm VHF cũng được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực hàng hải và hàng không. Bộ đàm này thường được trang bị các tính năng đặc biệt như kênh 16, được sử dụng cho các cuộc gọi khẩn cấp và hệ thống gọi chọn số DSC (Digital Selective Calling) để dễ dàng liên lạc với những người khác.

Nhược điểm

VHF có ít kênh khả dụng hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn và nhiễu sóng với các bộ đàm gần đó. Ngoài ra, ở những khu vực có vật cản như tòa nhà cao tầng, tín hiệu VHF có xu hướng giảm.

Lựa chọn bộ đàm UHF hay VHF còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng và môi trường truyền tín hiệu (Nguồn: Freepik)
Lựa chọn bộ đàm UHF hay VHF còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng và môi trường truyền tín hiệu (Nguồn: Freepik)

3.3. Nên chọn bộ đàm nào?

Để giải đáp cho câu hỏi nên lựa chọn bộ đàm UHF hay VHF còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng và môi trường truyền tín hiệu. Nếu cần liên lạc ở khoảng cách xa, không gian mở và không có nhiều vật cản thì bộ đàm VHF là lựa chọn tốt nhất. Ngược lại, nếu cần truyền tín hiệu trong môi trường có nhiều chướng ngại vật hoặc trong nhà, UHF sẽ là giải pháp tối ưu.

Như vậy bài viết trên đây HHN TECH vừa chia sẻ cho bạn một số thông tin để hiểu rõ hơn về tần số UHF và VHF. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết đã có để tìm hiểu thêm về dải tần số sử dụng của bộ đàm nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Tư vấn nhanhZaloFacebook
Nội dung chính